Tết Trung thu – Nét đẹp truyền thống trong văn hóa của người Việt

Tết Trung thu là một nét đẹp trong văn hóa của người Á Đông nói chung và của người Việt Nam ta nói riêng. Theo âm lich đó là ngày rằm tháng 8 hàng năm, là ngày mà khi mặt trăng tròn nhất và cũng là thời điểm mà con người đã thu hoạch xong mùa màng. Theo phong tục, mọi nơi sẽ tổ chức lễ hội, múa lân, rước đèn và ăn bánh trung thu. Dù là khi đã trưởng thành nhưng cứ mỗi dịp Trung thu về, lòng ta lại háo hức, rộng ràng niềm vui như những ngày thơ bé.

Những nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong ngày Tết trung thu

1.Rước đèn

Rước đèn là một phong tục không thiếu trong mỗi dịp Tết trung thu, đặc biệt là tại các vùng quê của Việt Nam. Vào buổi tối hôm rằm, khi mặt trăng lên cao, trẻ em sẽ cầm trên tay chiếc đèn ông sao hoặc đen lồng rồi đi thành đoàn khắp các thôn xóm.

2. Múa lân

Múa lân ở miền Bắc, được gọi là múa sư tử, thường được tổ chức vào trước Tết trung thu nhưng nhộn nhịp nhất vào đên 15, 16.

3. Bày cỗ

Mâm cỗ Trung thu thường có trọng tâm là con chó được làm bằng tép bưởi với đôi mắt làm bằng hai hạt đỗ đen. Xung quanh có bày thêm các loại hoa quả, bánh nướng, bánh dẻo nhân thập cẩm các loại. Hạt bưởi được bóc vỏ và móc vào dây thép phơi khô từ một đến hai tuần trước hôm rằm để đêm trung thu được mang ra đốt sáng. Những loại hoa quả đặc trưng thường được bày trên mâm cỗ là chuối, na, bưởi, hồng đỏ, cốm, quả thị và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Khi trăng lên đến đỉnh đầu là giây phút mọi người cùng nhau quây quần bên mâm cỗ.

>>> gia công gỗ cnc

3. Làm đồ chơi trung thu

Mặt lạ, đèn ông sư, ông sao và đầu sư tử là những món đồ được ưa chuộng nhất trong dịp Trung thu. Tại miền Nam, hai thành phố Sài Gòn và Hội An là hai thành phố lớn nổi tiếng nhất cả nước về thủ công nghệ làm đèn ông sao và các loại đồ chơi Trung thu bằng giấy. Trước đây, vào thời bao cấp, đồ chơi cho trẻ em rất hiếm, phần lớn các gia đinh tự làm đồ chơi cho trẻ em như: trống bỏi, đèn ông sao, ông sư, đèn kéo quân, mặt lạ tò he, chong chóng,…Các loại mặt lạ thường được làm bằng bìa cứng hoặc giấy bồi với các nhân vật nổi tiếng được trẻ em yêu thích như: đầu sư tử, ông Địa, Trư Bát Giới, Bạch Cốt Tinh,…

4. Bánh Trung thu

Bánh Trung thu thường là các loại bánh nướng, bánh dẻo, được làm từ nhiều loại nhân khác nhau, bánh trung thu tượng trưng cho trời đất, và thường có vị ngọt nên hay được dùng chung với trà.

5. Ngắm trăng

Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, tết Trung thu còn là dịp để người ta đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. nếu trăng thu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

>>> Có thể bạn quan tâm: điêu khắc gỗ bằng máy

Posted in DỊCH VỤ GIA CÔNG QUẢNG CÁO.